Đoàn Thiên Ân là thí sinh dự thi cuối cùng cùng bộ trang phục "Trúc Chỉ" của NTK Trần Thanh Tâm. Với tông màu vàng, đỏ là chủ đạo, bộ trang phục giúp cho người mặc toát lên hình ảnh thần thái, quyền lực. Đây cũng là trang phục đã chiến thắng giải "Best National Costume" tại Hoa hậu Hoà bình Việt Nam 2022.
Bộ trang phục "Trúc Chỉ" có kích thước lớn và cồng kềnh khiến Thiên Ân bước đi nặng nề, không tự tin. Ngoài ra, thiết kế được gắn mô tơ khi kích hoạt sẽ khiến vòng tròn nhỏ (lá bồ đề) nằm trong khung lớn (đường kính 2,2 mét) sẽ xoay tròn, đạt 12 vòng/phút. Tuy nhiên, mô tơ bị trục trặc không hoạt động khiến phần lá bồ đề không tự động xoay. Khi nhận ra sự cố, Thiên Ân chủ động dùng tay đẩy nhẹ để phần khung lớn xoay tạo hiệu ứng khi trình diễn.
Thành viên Huỳnh Thành Phát trong đội của NTK Trần Thanh Tâm cho biết sau đêm diễn, đội nhận nhiều ý kiến tiêu cực không đáng có từ khán giả. Anh chia sẻ khi mang thiết kế này từ Việt Nam tới Indonesia qua đường hàng không, mạch của cục pin nối với vòng xoay đã được yêu cầu cắt để đảm bảo an toàn. Khi tới Indonesia, Thiên Ân đã cố gắng nối lại nhưng khi diễn tiết mục vẫn gặp trục trặc nên không đạt được hiệu quả trình diễn như mong đợi. Phần quay của lá bồ đề không xoay cũng là điều đáng tiếc của cả đội thiết kế.
NTK Vũ Việt Hà - mentor của NTK Trần Thanh Tâm cho biết Thiên Ân đã cần đến sự hỗ trợ của các nhân viên người Indonesia để lắp ráp bộ "Trúc Chỉ". Một số chi tiết do vận chuyển xa không được thuận lợi nên trình diễn được cũng là cố gắng rất lớn của Thiên Ân. NTK đánh giá bộ "Trúc Chỉ" được đầu tư kỹ càng và tạo được dấu ấn riêng về văn hoá, bề dày lịch sử so với các trang phục dân tộc đến từ các nước khác.
![]() | ![]() |
Biểu cảm hoang mang, ngơ ngác của đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2022
Sau phần thi trang phục dân tộc, nhiều khán giả đã động viên đại diện của Việt Nam vì cô chỉ có 2 ngày để chuẩn bị để sang Indonesia tham dự Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2022. Ngoài ra, người đẹp chưa có nhiều kinh nghiệm trên sân khấu, kỹ năng biểu diễn còn hạn chế, phần thi trang phục dân tộc có thể xem là tạm ổn. Tuy nhiên, một số ý kiến đánh giá phần thi trang phục dân tộc của Đoàn Thiên Ân chưa tốt, giảm phong độ vì catwalk nặng nề, biểu cảm chưa tự nhiên, động tác biểu diễn chưa phù hợp.
"Trúc Chỉ" là bộ trang phục lấy cảm hứng từ dòng tranh nghệ thuật xứ Huế. Tranh trúc chỉ chứa ý nghĩa tâm linh và phong thủy của người Huế, trong đó "trúc" nghĩa là tre trúc, trong khi "chỉ" là giấy". "Nghệ nhân đã làm cho giấy có thêm khả năng, thoát khỏi thân phận làm nền để trở thành một tác phẩm nghệ thuật độc lập với ý niệm sử dụng hình ảnh cây tre như một biểu tượng của văn hoá và tinh thần Việt", nhà thiết kế Trần Thanh Tâm chia sẻ về ý nghĩa trang phục.
69 thí sinh hiện đã trải qua được 2/3 chặng đường tại Hoa hậu Hòa bình Quốc tế lần thứ 10. Đêm chung kết diễn ra ngày 25/10, tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Sentul (SICC) Jakarta, Indonesia, trong đó đại diện Congo, Kyrgyzstan, Mozambique lần đầu tiên tham dự. Đương kim Hoa hậu Hòa bình Quốc tế là Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên đến từ Việt Nam.
Thắm Nguyễn - Anh Phương
![]() |
Nằm giữa trung tâm TP.HCM nhưng khu Bình Quới - Thanh Đa chẳng khác một vùng quê. |
Thực tế, thông tin tập đoàn Bitexco được chọn làm chủ đầu tư mới của dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa đã xuất hiện từ năm 2013. Thế nhưng, đến nay UBND TP.HCM vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức.
Mới đây, thông tin UBND thành phố sẽ quyết định chủ đầu tư cho dự án này vào tháng 11 này, lại khiến cho hàng ngàn hộ dân sinh sống tại dự án nửa mừng, nửa lo. Mừng vì sắp tới họ sẽ thoát được cảnh sống cực khổ vì dự án “treo” suốt hơn 20 năm qua, lo vì không biết chủ đầu tư mới có đủ khả năng để thực hiện dự án, hay lại như chủ đầu tư trước nhận rồi lại để đó không làm.
Theo tìm hiểu, dự án khu đô thị du lịch, sinh thái Bình Quới – Thanh Đa (phường 28, quận Bình Thạnh) được UBND TP.HCM phê duyệt vào năm 1992. Đến năm 2004, thành phố thu hồi, giao đất cho Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn đầu tư xây dựng. Thế nhưng, đến năm 2010, Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn bị thu hồi quyết định chủ đầu tư. Sau đó, Tập đoàn Bitexco được thành phố giao thực hiện điều chỉnh quy hoạch 1/2000 của dự án này vào năm 2011. Đến năm 2015, đồ án quy hoạch 1/2000 của Bitexco được chính thức phê duyệt với quy mô dự án là 450 ha, dân số 45.000 người. Trong tháng 11 tới, UBND thành phố sẽ đưa ra quyết định chọn chủ đầu tư mới cho dự án, nhiều khả năng sẽ là tập đoàn Bitexco.
Do dính “treo” hơn 20 năm, khu Bình Quới – Thanh Đa vẫn được ví như một “nông thôn” thu nhỏ giữa lòng TP.HCM. Đến đây, khung cảnh cuộc sống của người dân chẳng khác mấy một vùng quê với ruộng lúa, bờ ao, những con đường nhỏ dưới những hàng dừa. Thế nhưng, phía sau không gian tưởng như “yên bình” đó là cuộc sống khốn khổ của hàng ngàn hộ dân đã kéo dài hơn 20 năm vì dính quy hoạch. Nhà cửa ở đây đa phần lụp xụp, nhiều căn chỉ làm tạm bợ bằng lá dừa, tấm tôn. Theo người dân ở đây, mặc dù nhà cửa hư hỏng, xuống cấp nhưng họ không thể xây mới, muốn sửa chữa, cơi nới cũng phải xin phép, vướng rất nhiều thủ tục.
Ông Tâm, một người dân sống trong vùng dự án cho biết, bây giờ điều kiện sống đã đỡ hơn trước rất nhiều. Chỉ cách đây vài năm, vùng này không có đường bê tông như bây giờ mà chỉ là những con đường đất nhỏ, lầy lội thậm chí cũng không có điện, nước.
Khi được biết thông tin dự án sắp có chủ đầu tư mới, ông Tâm vẫn tỏ ra e ngại. Ông Tâm chia sẻ, dự án có chủ đầu tư mới thì cũng mừng vì sắp tới sẽ không còn phải sống khổ sở như trước đây nữa. Tuy nhiên, chủ đầu tư mới liệu có làm dự án ngay không, hay lại nhận đất rồi để đó vài năm nữa mới làm. Mặt khác, các phương án, mức giá hỗ trợ đền bù, tái định cư cho người dân như thế nào cũng là một vấn đề. Những thắc mắc của ông Tâm cũng là mối quan tâm chung của hàng ngàn hộ dân sẽ bị ảnh hưởng của dự án.
Trong một phát biểu trên báo chí, đại diện Tập đoàn Bitexco cho biết, doanh nghiệp này đang tiến hành các thủ tục để xin công nhận làm chủ đầu tư dự án, do phải theo đúng trình tự pháp lý nên hiện vẫn chưa có quyết định chính thức. Bitexco cũng đã tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng. Ngay khi có quyết định chấp thuận đầu tư của thành phố, Bitexco sẽ triển khai dự án. Trong vòng 5 năm, chủ đầu tư sẽ tiến hành công tác bồi thường, giải tỏa và xây dựng các trục hạ tầng chính của dự án.
CafeLand ghi nhận một số hình ảnh tại khu Bình Qưới – Thanh Đa:
![]() Những tòa nhà cao tầng đang xây dựng tương phản với cảnh ruộng lúa, đồng quê tại Bình Quới - Thanh Đa. ![]() Đã hơn 20 năm người dân nơi đây phải sống trong cảnh bị quy hoạch treo. ![]() Những ngôi nhà nhỏ, lụp xụp của người dân. ![]() Những con đường nhỏ được đổ đá để người dân đi lại dễ dàng hơn. ![]() Sau bao năm chờ đợi người dân kỳ vọng sẽ sớm thoát khỏi cảnh sống khổ sở vì dự án bị treo. ![]() Những đồng hoang như thế này sẽ biến mất khi dự án được triển khai. ![]() Các phương án hỗ trợ, bồi thường, tái đinh cư được người dân quan tâm khi dự án có chủ đầu tư mới. ![]() |
Con đường chính nối liền bán đảo Thanh Đa với các quận của TP.HCM. |
Theo CafeLand
Thủ tướng: Dự án 8B Lê trực vi phạm pháp luật nghiêm trọng" alt=""/>Khu đô thị Bình Quới